Cát nói chung, cát biển nói riêng, được đánh giá là loại vật liệu không thể thay thế trong tất cả các lĩnh vực của ngành xây dựng. Cát biển có đặc tính tự nhiên ưu việt hơn hẳn, như giữ được hình dạng tốt hơn trong trạng thái ẩm ướt; sạch hơn về mặt môi trường; nhanh khô hơn; không chứa các sinh vật nguy hại cho sức khỏe con người….

Từ việc thực hiện các dự án nạo vét, thông luồng phát triển kinh tế ở các xã Quan Lạn, Ngọc Vừng, Đông Xá, Minh Châu, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, doanh nghiệp đã phát hiện 50-60% khối lượng cát trắng silic có trong lượng cát thu hồi. Tại văn bản số 3736/UBND-CN ngày 28/9/2010 của UBND tỉnh Quảng Ninh và số 2416/BXD-VLXD ngày 30/11/2010 của Bộ Xây dựng đã báo cáo, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép Công ty TNHH Quan Minh thăm dò, khai thác, đầu tư dây chuyền tuyển, rửa nhằm chế biến khối lượng cát trắng silic thu hồi để tiết kiệm tài nguyên tại Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ. Từ đó xuất khẩu các sản phẩm cát trắng silic thu hồi và qua chế biến, làm tăng giá trị khoáng sản, đạt tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định, 

Trên cơ sở đó, UBND tỉnh Quảng Ninh đã cho phép Công ty TNHH Quan Minh đầu tư Dự án Nhà máy chế biến cát tại đảo Đầu Trâu, xã Minh Châu, huyện Vân Đồn. Đây là dự án trọng điểm có thời hạn lên đến 50 năm, bắt đầu từ năm 2012. Tổng diện tích theo Quy hoạch đã được phê duyệt là 16,755ha với giá trị đầu tư lên đến 286.154 triệu đồng, hiện tại đã hoàn thiện xong các hạng mục hạ tầng trên diện tích đất được giao. Ngoài ra Công ty còn trình thêm phương án điều chỉnh quy hoạch, mở rộng diện tích lên 107 ha, tăng vốn đầu tư lên 1.388 tỉ đồng. Xác định chiến lược phát triển, công ty chuẩn bị đầu tư dây chuyền chế biến cát thủy tinh và dây chuyền xử lý cát nhiễm măn thành cát xây dựng. Áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại, đội ngũ công nhân có trình độ tay nghề, khả năng quản lý và vận hành tốt, đầu ra đảm bảo, Công ty dự kiến công suất sản xuất là 2.000.000 tấn cát Silic/năm và 3.000.000 m³ cát xây dựng/năm.

Theo báo cáo tại văn bản số 3736/UBND-CN ngày 28/9/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh thì chủng loại cát trắng silic được thu hồi tại các xã Quan Lạn, Ngọc Vừng, Đông Xá, Minh Châu huyện Vân Đồn sau khi tuyển rửa đạt tiêu chuẩn làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp như: kính xây dựng, cát khuôn đúc, bột thạch anh, nguyên liệu TFT,thủy tinh quan học, pha lê, men gốm sứ, đá nhân tạo v.v… Đồng thời, có chất lượng tương đương với cát trắng silic tại mỏ cát trắng Vân Hải, huyện Vân Đồn hiện đang được sử dụng trong nước và xuất khẩu để làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp kính thủy tinh xây dựng, thủy tinh pha lê v.v… Chính vì vậy, Công ty mạnh dạn đầu tư hàng loạt Dự án khai thác cát Silic tại các vùng mỏ lớn. 

Dự án Mỏ khai thác cát Silic tại khu vực xã Minh Châu, hợp tác cùng Cty TNHH Thương Mại Tân Lập. Công ty TNHH quan Minh được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép khai thác khoáng sản số 1289/GP-BTNMT ngày 24/5/2019; đã được UBND tỉnh cấp Giấy đăng kí chứng nhận đầu tư số 0230066688 ngày 18/01/2019. Công ty TNHH Thương mại Tân Lập được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép khai thác khoáng sản số 1288/GP-BTNMT ngày 24/5/2019. Được UBND tỉnh cấp Giấy đăng kí chứng nhận đầu tư số 4556088863 ngày 18/01/2019; Đây là nguồn nguyên liệu đảm bảo cho Dự án Nhà máy chế biến cát tại đảo Đầu Châu(xã Minh Châu, Vân Đồn) hoạt động lâu dài, với trữ lượng hàng trăm triệu m3 cát các loại(thủy tinh, xây dựng,san lấp, cát xốp nuôi trồng thủy sản..). 

Bên cạnh đó, Dự án Mỏ khai thác cát làm vật liệu san lấp tại Thôn Chương Đông, xã Tân Lập, huyện Đầm Hà đang hoàn thiện thủ tục cấp phép cho tổng diện tích mỏ: 99 ha. tổng vốn đầu tư: 80 tỷ đồng có trữ lượng được UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt là: 9.767.000 m³ khai thác phục vụ các dự án đang rất cần nguồn cát san lấp.

Từ giữa năm 2016, tỉnh Quảng Ninh thực hiện chủ trương siết chặt việc quản lý tài nguyên khoáng sản, trong đó có cát. Vì vậy, cát xốp phục vụ nuôi trồng thủy sản của nhân dân tỉnh Quảng Ninh trên “thị trường trôi nổi” trở nên khan hiếm, gây ảnh hưởng lớn đến ngành nuôi trồng thủy sản trên địa bàn, đặc biệt là nuôi trồng các loài nhuyễn thể hai mảnh như tu hài, ngao. Hơn 500 hộ dân nuôi nhuyễn thể ở huyện Vân Đồn thiếu cát để xuống giống nuôi tu hài, ngao, dẫn đến nguy cơ trắng tay.

Nhận được thông tin phản ánh của người dân và chính quyền địa phương, UBND tỉnh Quảng Ninh đã có văn bản số 99/UBND-CN ngày 9/1/2017 cho phép UBND huyện Vân Đồn phối hợp với doanh nghiệp, các hộ nuôi trồng thủy sản lập hồ sơ khai thác cát xốp để cung cấp cát nuôi trồng thủy cho người dân. Với ăng lực, kinh nghiệm của mình, Công ty TNHH Quan Minh đã được giao thực hiện phương án thu gom, khai thác cát xốp phục vụ nuôi trồng thủy sản, tại xã Vạn Yên, huyện Vân Đồn. Tổng diện tích mỏ: 500 ha, trữ lượng: Khoảng 10 triệu m³ khai thác đến năm 2030.

Với đội ngũ cán bộ có bề dày kinh nghiệm nhiều năm công tác trong ngành, số đông kỹ sư, kiến trúc sư đủ năng lực vận hành hệ thống máy móc, công nghệ mới; trong quá trình khai thác, chế biến cát, Công ty TNHH Quan Minh luôn thực hiện nghiêm túc các quy định về quy mô, vị trí, an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường, v.v… đã được UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt; tuân thủ sự kiểm tra, giám sát của cơ quan chức năng, đảm bảo có kế hoạch khai thác ổn định nhưng không ảnh hưởng đến môi trường, cuộc sống người dân và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên nơi huyện đảo Vân Đồn.